Công nghệ sơn nước hiện nay đang nhận được sự quan tâm rất nhiều của các doanh nghiệp. Thời đại càng phát triển, đòi hỏi các sản phẩm đưa ra thị trường phải đảm bảo chất lượng. Đối với công nghệ sơn nước, quy trình sơn cũng tương tự như các bước sản xuất sơn bình thường. Vì thế, quy trình sản xuất sơn cũng không quá khó cho những người mới bắt đầu.
Vậy bạn có thắc mắc rằng công nghệ sơn nước gồm những gì? Quy trình sản xuất có phức tạp không? Hãy cùng sơn chậu cảnh trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm Tắt Nội Dung
Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về công nghệ sơn nước. Đây là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó thành phần như chất tạo màng kết hợp bột màu bám dính trên bề mặt. Ngoài ra, thành phần còn có chất phụ gia và dung môi tùy theo tính chất mỗi sản phẩm.
Mục đích sử dụng sơn nước: trang trí, bảo vệ, chống gỉ, chống thấm, chống rỉ set,…
Quy trình sản xuất sơn nước gồm có những bước cơ bản như: ủ muối, nghiền sơn, pha sơn, đóng gói sản phẩm.
Chất kết dính (hay còn gọi là chất tạo màng): Là chất kết dính cho tất cả các loại bột màu và tạo màng bám dính trên bề mặt. Chất kết dính được xác định bởi loại sơn, khả năng sử dụng và mục đích sử dụng. Chất kết dính phải có khả năng bám dính, liên kết màng và độ bền màng.
Bột độn: được sử dụng nhằm cải tiến một số tính chất như độ bóng, độ cứng, độ mượt, khả năng thi công, kiểm soát độ lắng. Chất độn thường được sử dụng như: Carbonate calcium, Kaoline, Oxide titan, Talc.
Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thường là dạng bột. Bột màu có chức năng tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Ngoài ra, màu còn ảnh hưởng một số tính chất màng sơn như: độ bóng, độ bền…
Màu vô cơ: Tông màu thường tối, xỉn nhưng cho độ phủ cao, độ bền màu tốt.
Màu hữu cơ: Tông màu tươi sáng, cho độ phủ thấp, độ bền màu thấp hơn màu vô cơ.
Chất phụ gia: chỉ với một lượng rất nhỏ nhưng giúp tăng giá trị sử dụng, khả năng bảo quản, tính chất của màng.
Dùng nguyên liệu như bột màu, bột độn, chất phụ gia, chất tạo màng và dung môi hữu cơ. Sau đó đưa vào thùng ủ muối và khuấy với tốc độ thấp. Tiếp theo, muối ủ những nguyên liệu trên trong vài giờ đồng hồ. Đến khi độ thấm ướt dung môi và chất tạo màng tạo thành một hỗn hợp dạng nhão
Nghiền sơn là công đoạn chính khi tiến hành sản xuất sơn nước. Đây cũng là bước quyết định chất lượng sơn thành phẩm.
Sau khi nghiền, hỗn hợp đã đạt được độ mịn theo yêu cầu thì sẽ được chuyển sang bước pha sơn. Chúng được chuyển sang một bể pha có máy khuấy liên tục. Có thể sẽ có vài lô hỗn hợp được đưa vào cùng một bể pha. Tại đây sẽ cho thêm chất tạo màng, dung môi và các phụ gia cần thiết theo tỷ lệ riêng và theo yêu cầu của từng loại sơn khác nhau.
Bước này sẽ giúp loại bỏ những tạp chất dư thừa còn đọng lại trong sơn. Từ đó xả thải ra cặn sơn và nước thải. Đến khi sơn đã đạt được đến độ đồng nhất thì cũng là lúc sản phẩm được hoàn tất.
Nhà sản xuất có thể đóng thùng trên dây chuyền tự động hoặc thủ công tùy vào quy mô của nhà máy và số lượng sản phẩm. Bao bì đựng sơn thường sẽ là nhựa hoặc bằng kim loại. Sau đó, thùng sơn sẽ được luân chuyển vào kho chứa. Trong quá trình nhập kho luôn được tiến hành một cách chặt chẽ, đảm bảo đúng quy trình.
Kho chứa phải được trang bị đầy đủ các phương tiện phòng chống cháy nổ để đảm bảo an toàn.
Trên đây là những thông tin về công nghệ sơn nước mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và nắm được quy trình sản xuất sơn nhé. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ: 0828.188.886.
Hoặc bạn có thể tham khảo thêm thông tin về công nghệ sơn nước, các loại máy pha màu, máy khuấy phổ biến hiện nay với giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng. Truy cập website topcongnghe.com.vn.